7 tiêu chí chọn mua chuột gaming để chơi các tựa game FPS chuẩn chỉ hơn

Techacc Store

Để có thể chiến được các tựa game FPS (loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất), bạn cần phải trang bị một dàn máy đủ mạnh cùng với chiếc chuột gaming cực nhạy, có khả năng xử lý nhanh gọn mục tiêu trong game và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn những mẫu chuột bình thường khác. Tuy nhiên không phải mẫu chuột nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của các game thủ FPS, hãy cùng Techacc Store tìm hiểu xem đâu sẽ là mẫu chuột chơi game tốt nhất hiện nay nhé!

Web: https://techacc.store/
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=61561887442398
Tiktok: https://www.tiktok.com/@techacc_

Việc chọn chuột có ảnh hưởng gì với các tựa game FPS?

Khi bạn chỉ sử dụng chuột cho việc học tập, làm việc văn phòng cơ bản thì mẫu chuột cơ bản nào cũng có thể đáp ứng được. Nhưng nếu bạn muốn phục vụ nhu cầu giải trí cao như chơi game hoặc làm việc liên quan đến game như đồ họa, streamer, game thủ esports,…thì việc chọn các sản phẩm gaming gear như chuột cũng sẽ khắt khe hơn. Đặc biệt là khi bạn mong muốn tìm được mẫu chuột có khả năng chơi được dòng game FPS – dòng game bắn súng góc nhìn thứ nhất có nhiều tình tiết nhanh và đòi hỏi sự chính xác cao.

Đối với những dòng chuột cao cấp và chuyên dành cho chơi game sẽ có độ nhạy cao hơn hẳn dòng chuột thông thường không sợ bị lag, thiết kế công thái học và trọng lượng phù hợp cho bạn sử dụng trong thời gian lâu, và nhiều tính năng khác nữa. Nhờ vậy mà khi trải nghiệm trò chơi, bạn có thể tận dụng được hết khả năng chiến đấu của mình và giành chiến thắng với mẫu chuột

7 tiêu chí chọn chuột gaming để chiến các tựa game FPS

DPI từ 2000 trở lên

DPI (dots-per-inch) là yếu tố quyết định quãng đường trỏ chuột di chuyển trên màn hình, tương ứng mỗi inch mà chuột di chuyển ngoài thực tế. DPI càng cao thì chuột đi càng nhanh và mượt hơn, điều này rất quan trọng khi bạn thường xuyên chơi thể loại game FPS, chiến đấu,…

chuột gaming

Cần chuột nhanh mượt thì cần phải có DPI khoảng 2000 trở lên mới không bị lag, khác với chuột văn phòng với các nhu cầu sử dụng cơ bản thì chỉ khoảng trên dưới 400 DPI. Vậy nên các game thủ ưa chuộng những loại chuột có DPI cao từ 3200 – 10.000.

LOD thấp

 

 

 

LOD – Viết tắt của từ Lift off Distance: cảm biến nhấc chuột. Đây là thuật ngữ chỉ độ cao tối đa khi nhấc chuột khỏi mặt phẳng để cảm biến vẫn tiếp tục hoạt động. Lift Distance càng cao thì tâm chuột càng lệch nhiều, dẫn đến độ chính xác tâm càng lệch nhiều.

Nếu bạn chơi các game cần độ chính xác cao như FPS thì bạn cần phải quan tâm đến các thông số này. Vì khi chơi game, người chơi thường xuyên nhấc chuột để xoay mặt liên tục, nếu chỉ số cảm biến cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình này các game thủ thường xuyên phải nhấc chuột để quay mặt liên tục. Nếu chỉ số cảm biến nhấc chuột quá cao và nhạy sẽ ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm game.

Cảm biến – Mắt đọc (sensor tốt)

Cảm biến – Mắt đọc sẽ giúp chuột thể hiện độ chính xác trong quá trình di chuyển chuột, nhất là cho việc ngắm bắn đúng mục tiêu cao nhất, đôi khi chỉ cần lệch 1mm cũng đã làm lỡ mất cơ hội của bạn. Thế nên, độ chính xác của chuột mang lại có tốt hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mắt đọc. Một số hãng đã phát triển cảm biến riêng, để chuột đạt được chất lượng và trải nghiệm tốt nhất dành cho bạn.

Nút bấm phù hợp

Để đáp ứng tốt cho tựa game FPS, nút bấm không được quá mềm hay quá nảy, vì điều này sẽ tạo cảm giác mất kiểm soát trong những tình huống bắn Tap (Bắn chậm từng viên), nhưng nếu nút bấm quá cứng sẽ khiến bạn khó có thể ra đòn quyết định được.

Các hãng công nghệ đã cho ra mắt những loại nút cho chuột chơi game, lực bấm và độ nảy cũng hoàn hảo, dễ dàng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của mọi game thủ và bắn súng.

Bề mặt chuột

Chuột chuyên dụng cho game sẽ có 2 loại bề mặt là sần và nhẵn. Chuột chơi game có bền mặt nhẵn bóng sẽ giúp duy trì ngoại quan lâu hơn, tuy nhiên bề mặt này sẽ khiến bạn khó chịu khi tay ra mồ hôi hoặc bị ẩm. Bề mặt sần sẽ không thể đảm bảo về tính thẩm mĩ lâu dài, nhưng sẽ giúp cầm nắm tốt và hạn chế trơn trượt tay trong những pha bắn tốc độ cao.

Trọng lượng vừa phải

Trong game FPS, người chơi thường xuyên phải di chuyển chuột với tần số cao và thực hiện nhiều pha ngắm tâm với tốc độ cao. Chuột quá nặng sẽ gây khó khăn khi điều khiển và có thể gây tổn thương tới khớp tay người dùng. Mức trọng lượng hợp lý cho chuột gaming thường sẽ rơi vào khoảng 85-110g.

chuột gaming

Kiểu dáng và thiết kế

Đối với game FPS, tiêu chí quan trọng đầu tiên khi chọn chuột chơi game chính là thiết kế. Nhiều loại chuột sẽ có thiết kế công thái học hỗ trợ cho người dùng sử dụng, không làm khó chịu hay vướng víu khi chơi game lâu. Chuột có thiết kế càng cầu kỳ, quá nhiều chi tiết dư thừa hoặc quá nhiều nút bấm phụ sẽ gây khó khăn khi tập trung ngắm bắn và khiến chúng ta không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Gợi ý một số mẫu chuột gaming chơi game FPS cực đỉnh

Logitech 

– G – Pro Wireless: Có thiết kế siêu nhẹ, không dây, hoàn thiện tốt, giá thành cao.

– G502: Form xịn, nhiều nút được bố trí thông minh, con lăn vô cực bằng inox, có tạ, trọng lượng hơi nặng

– G903: Build chắc nhưng vẫn nhẹ, cảm giác nhấn cực tốt, con lăn vô cực, ngoại hình siêu ngầu căng đét. Điểm trừ là giá chát và không được ốp cao su.

– G102 Gen2 :có thiết kế cổ điển đơn giản, DPI tối đa 8000 và Light Sync RGB chiếu sáng.

– Pro X Superlight 2: Tiện lợi với kiểu dáng không dây hiện đại, DPI tối đa3200, 5 nút bấm và cảm biến Hero

Razer 

– Viper: Siêu nhẹ (tuy nhiên sẽ có một số bạn không quen) và có nhiều mức giá khác nhau, form chuột dễ cầm dễ cầm

– DeadAdder: Form chuột quốc dân, nhiều mức giá, nhẹ nhàng dễ sử dụng

– Basilisk: Giao diện chất lừ phù hợp các game thủ, có nhiều mức giá, form chuột dễ làm quen, là dòng chuyên FPS của Razer.

Zowie

– EC3-CW: Với thiết kế không dây, hình dáng công thái học bất đối xứng, trọng lượng gọn nhẹ, bánh lăn 24 nấc và không cần cài đặt driver – Plug and play, cảm biến 3370

SteelSeries 

– Sensei Ten: Trọng lượng nhẹ, mắt đọc mượt, form đối xứng rất dễ làm quen, giá hơi chát.

– Rival 600, Rival 650: Mắt đọc xịn, có cấu hình chắc chắn, có tạ, ốp cao su mềm.

– Rival 710: Nhiều trò hay ho, thay được cụm mắt đọc, có màn hình và có rung, build chắc, có ốp cao su mềm.

– Rival 3: Giá mềm, kiểu cầm Ergonomic và có thiết kế công thái học, dạng cảm biến Optical

– Rival 310: Hoàn thiện tốt, mắt đọc xịn, form cầm thoải mái, có ốp cao su mềm thoải mái

Corsair 

– Iron Claw: Form rất to, rất ôm tay, đặc biệt là cho những ai có bàn tay lớn, cảm giác cầm nắm rất tin cậy. Có bản không dây và có dây

– M65: Ngoại hình độc, form cầm gọn gàng, build siêu chắc

– Glave: Size chuột cỡ trung bình, thân chuột ít gồ ghề cảm giác cầm mịn tay, LED đẹp

– Night Sword: Form chuột to, cầm ôm tay, vị trí nút hợp lý, LED cực đẹp

Trên đây là những điều cần lưu ý khi chọn chuột để chiến các tựa game FPS cho các game thủ, cùng tham khảo và lựa chọn cho mình mẫu chuột phù hợp nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0347869731
Liên hệ